Vách kính mặt dựng hay vách kính mặt tiền là một hệ thống vách kính được sử dụng phổ biến trong xây dựng, Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được những lợi ích cũng như các hệ vách kính hiện nay. Vậy vách kính mặt dựng có những đặc điểm gì? Nó có những hệ vách kính nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Nam Phong Glass để có thêm những thông tin hữu ích của loại vật liệu này nhé.
1. Vách kính mặt dựng là gì?
Vách kính mặt dựng, vách kính mặt tiền là cái tên không hề xa lạ với nhiều người. Hiện nay, vách kính mặt dựng đang được sử dụng thay thế cho việc xây dựng hệ thống tường khô khan tẻ nhạt và tốn kém chi phí, thời gian như trước nữa.
Các tòa nhà, khu văn phòng, hay trung tâm thương mại dần sử dụng vách kính mặt dựng nhằm thay thế phong cách thiết kế, xây dựng truyền thống. Với mục đích mở rộng không gian, mở rộng tầm nhìn đồng thời có thể mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp đầy hiện đại.
2. Cấu tạo vách kính mặt dựng.
Bạn dễ dàng nhận thấy các công trình kiến trúc vách kính hiện nay, được kết cấu và cấu tạo bởi khung nhôm định hình chắc chắn và kính cường lực an toàn.
Vách mặt dựng được cấu tạo bởi khung nhôm cao cấp kết hợp với kính cùng với hệ phụ kiện đi kèm. Chi tiết như:
– Khung nhôm: Là các thanh nhôm hay thanh profile được làm từ hợp kim nhôm định hình cao cấp từ các hãng trong nước hay nhập khẩu với nhiều hệ khác nhau tiêu biểu như các thương hiệu: Nhôm Việt Pháp, Nhôm HuynDai, nhôm Xingfa, Technal (của Pháp), Schuco (của Đức).… với màu sắc đa dạng như: đen, trắng, xanh lá, ghi, ghi bạc,… là các màu được ưa chuộng trên thị trường tin dùng trong nhiều năm qua.
– Kính: Sử dụng kính gồm kính cường lực, kính dán an toàn, kính hộp, kính phản quang. Do đặt tại vị trí của vách mặt dựng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố như thời tiết nên các công trình ngày nay thường sử dụng loại kính phản quang. Mục đích hạn chế nhiệt độ, ánh sáng và các tia gây hại vào bên trong.
– Bản mã: Làm từ sắt mạ kẽm được gia công, kiểm định trước khi lắp đặt.
– Hệ gioăng: Làm từ vật liệu EPDM cao cấp, đảm bảo độ kín khít
– Keo: Dùng keo kết cấu và keo thời tiết chống thấm tuyệt đối.
– Hệ phụ kiện đi kèm: Bulong, ốc vít, spider,…
Tham khảo: https://namphongglass.vn/vach-nhom-kinh/
3. Các loại vách kính mặt dựng
Vách mặt dựng nhôm kính được chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách phân loại của chúng ta như:
3.1 Phân loại mặt dựng nhôm kính theo đơn vị sản xuất
– Hệ mặt dựng nhôm trong nước: Nhôm Đông Anh, nhôm Việt Pháp, nhôm Hyundai,.
– Hệ mặt dựng nhôm nhập khẩu: Xingfa của Trung Quốc, Technal của Đức, Schuco Pháp,…
3.2 Phân loại mặt dựng nhôm kính theo công trình sử dụng
– Vách mặt dựng nhôm kính nhà phố mặt tiền
– Hệ mặt dựng văn phòng nhỏ làm việc, văn phòng cho thuê
– Hệ mặt dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính, tòa nhà văn phòng,…
3.3 Phân loại mặt dựng nhôm kính theo kiểu dáng
– Vách mặt dựng nhôm kính ngắt tầng
– Vách mặt dựng nhôm kính thông tầng
3.4 Phân loại mặt dựng nhôm kính theo thiết kế
– Vách kính mặt dựng nổi đố
– Vách kính mặt dựng giấu đố
– Vách kính mặt dựng kết hợp nổi đố và giấu đố
Tham khảo: Vách kính ngăn phòng ngủ
3.5 Phân loại mặt dựng nhôm kính theo cách thi công
Đây là cách phân loại phổ biến nhất theo đặc tính, kỹ thuật và biện pháp thi công
– Vách kính mặt dựng hệ Stick:
Là sản phẩm vách kính mà thanh nhôm, kính và một số các chi tiết khác được sản xuất, gia công trực tiếp tại nhà máy. Còn công việc liên kết, lắp đặt và hoàn thiện thì được thực hiện tại công trình. Vách mặt dựng hệ Stick có thể sử dụng cho mọi loại bề mặt bên ngoài của tòa nhà. Đặc biệt nó phù hợp với bề mặt tòa nhà có kiến trúc phức tạp hoặc có nhiều điểm nối.
– Vách kính mặt dựng hệ Unitized:
Đây là hệ thống vách nhôm kính lớn và được sản xuất, gia công, hoàn thiện thành các tấm panel ngay từ trong nhà máy. Sau đó được chuyển đến các công trình lắp dựng và hoàn thiện tổng thể.
Vách mặt dựng hệ Unitized rất phù hợp nhất với công trình có các tầng chiều cao như nhau.
– Vách kính mặt dựng hệ chân nhện Spider:
Được gọi là một bức tường kính khổ lớn không khung, và các tấm kính được liên kết ghép với nhau bởi các định vị hay chốt bằng inox hoặc thép được gọi với cái tên là spider – chân nhện. Tất cả được kết hợp với keo silicon chuyên dụng. Mặt dựng hệ spider có khả năng tạo hình linh hoạt như gấp khúc hoặc lượn sóng do nó có kết cấu nhẹ. Vách kính mặt dựng chân nhện do không có khung nên sẽ mang đến tầm nhìn rộng hơn.
– Vách kính mặt dựng hệ Semi:
Là sự kết hợp của hệ Unitized và hệ Stick. Có một phần được gia công tại xưởng và 1 phần còn lại được gia công tại công trình.
Tham khảo: Vách kính khổ lớn
4. Ưu điểm của vách kính mặt dựng
Vách kính mặt dựng mang đến những ưu điểm vượt trội như:
– Ưu điểm lớn nhất là độ bền cao, chịu lực tốt và khả năng chống gió đập mạnh
– Mở rộng tối đa diện tích sử dụng của tòa nhà, tạo nên không gian hiện đại và mới mẻ.
– Không hạn chế tầm nhìn, hứng trọn ánh sáng tự nhiên cho tòa nhà với vách kính mặt tiền hiện đại.
– Tận dụng tối đa lợi thế mặt tiền, vách mặt dựng nhôm kính không chỉ sử dụng cho mặt tiền rộng mà ngay cả những mặt tiền hẹp vẫn có thể sử dụng để tiết kiệm diện tích và tạo không gian rộng rãi.
– Cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm điện năng cho ngôi nhà
– Không có ngót, không cong vênh theo thời gian và đặc biệt là chống thấm một cách tuyệt đối.
– Kiểu dáng phong phú, màu sắc đa dạng phù hợp nhiều với loại hình kiến trúc
– Công trình sử dụng mang kiến trúc hiện đại, sang trọng, cao cấp, tinh tế và thẩm mỹ, an toàn tuyệt đối.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến vách kính mặt dựng, các hệ vách kính được yêu thích nhất hiện nay. Nếu có bất kể thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ với Nam Phong Glass bất kể lúc nào. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp hết những thắc mắc của bạn.
CÔNG TY TNHH TM SX XD NAM PHONG
Địa chỉ: Số 11 ngõ 9 – TDP Cầu Đơ 5 – P.Hà Cầu – Q. Hà Đông
Xưởng sản xuất: Tòa CT10 – KĐT Văn Phú-Hà Đông
Hotline: 0982907569