1. Trang chủ
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. TOP 30+ Mẫu Cửa Thông Gió Phòng Ngủ, Nhà Vệ Sinh Đẹp Nhất

TOP 30+ Mẫu Cửa Thông Gió Phòng Ngủ, Nhà Vệ Sinh Đẹp Nhất

Ngày nay cửa thông gió được sử dụng phổ biến trong phòng ngủ, nhà vệ sinh,…  để cải thiện sự lưu thông không khí và làm thoải mái không gian sống hoặc làm việc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nam Phong Glass tìm hiểu tất tần tật thông tin về cửa thông gió nhé!

Tìm hiểu về cửa thông gió là gì?

Cửa thông gió là loại cửa sổ nhỏ được mở liên tục để tạo sự luân chuyển không khí trong và ngoài nhà, đồng thời đẩy khí nóng ra ngoài. Cửa sổ thông gió thường được lắp đặt cao, gần trần để tạo điều kiện thuận lợi cho luồng không khí nóng lưu thông.

Tìm hiểu về cửa thông gió là gì?
Tìm hiểu về cửa thông gió là gì?

Được xem như một phần không thể thiếu khi xây dựng nhà ở, loại cửa này có vai trò rất quan trọng. Hoạt động của cửa dựa trên nguyên lý của hiện tượng đối lưu, khi khí nóng sẽ trôi lên trên còn khí lạnh sẽ chìm xuống dưới. Khi mở cửa, khí nóng này sẽ di chuyển lên trần, trong khi lượng không khí mát sẽ tràn vào phòng.

Một số vị trí được sử dụng phổ biến để lắp đặt cửa thông gió như: phòng vệ sinh, phòng tắm,  phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, cầu thang, mái hiên.

Đặc điểm cấu tạo của mẫu cửa thông gió

Có rất nhiều cấu tạo khác nhau để tạo ra cửa thông gió, với đủ loại mẫu mã và sự sáng tạo đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tuy nhiên mỗi loại cửa thông gió đều có cấu tạo từ các thành phần chính sau: 

Đặc điểm cấu tạo của mẫu cửa thông gió
Đặc điểm cấu tạo của mẫu cửa thông gió
  • Khung cửa: được tạo thành từ những thanh nhôm được định hình kỹ lưỡng, kèm theo các gân trợ lực để tăng độ cứng và khả năng chịu lực cho cửa. 
  • Cánh cửa: có thể làm bằng nan thẳng hoặc nan cong, với các góc độ có thể điều chỉnh theo hướng của gió. Bên cạnh đó, so với các loại cửa thông thường khác, các cánh cửa này còn có thể được sử dụng để tối ưu hóa việc lấy gió và ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng hiệu quả hơn.

Tại sao nên lắp đặt cửa thông gió cho công trình?

Việc lắp đặt cửa thông gió sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các công trình xây dựng. Một số lợi ích nổi trội của cửa thông gió bao gồm:

Tại sao nên lắp đặt cửa thông gió cho công trình?
Tại sao nên lắp đặt cửa thông gió cho công trình?
  • Tạo sự riêng tư và thông gió: Cửa thông gió được lắp đặt ở tầm cao vì thế khi ở bên ngoài nhìn vào người khác chỉ thấy được trần nhà của khu vực lắp cửa tạo nên không gian riêng tư và cho phép không khí lưu thông, gió tối đa, khác với những loại cửa sổ thông thường. Ngoài ra, khi lắp cửa thông gió cũng không cần lắp rèm .
  • Ánh sáng tự nhiên dễ chịu: Không gian khi lắp đặt cửa thông gió gần mái hiên, không gian sẽ nhận được nhiều ánh sáng khuếch tán một cách dễ chịu hơn do mái hiên giúp che đi ánh nắng mặt trời trực tiếp. Lắp đặt cửa cũng dễ dàng và tạo điều kiện riêng tư, đồng thời không khí và gió cũng được cho phép lưu thông. 
  • An toàn cao: Cửa thông gió được lắp đặt ở nơi không dễ tiếp cận, việc mở cửa trở nên khó khăn hơn, giảm nguy cơ xâm nhập từ phía bên ngoài và tăng cường đáng kể tính an toàn.
  • Không gian mát mẻ tự nhiên: Cửa thông gió có thể hoạt động như một chiếc quạt thông gió, mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái cho không gian sống.

Phân loại cửa thông gió được ưa chuộng nhất

Hiện nay cửa thông gió được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, tuy nhiên có 3 loại cửa thường được sử dụng sau:

Phân loại cửa thông gió được ưa chuộng nhất
Phân loại cửa thông gió được ưa chuộng nhất

Cửa thông gió mở hất

Cửa thông gió mở hất hường được lắp đặt ở vị trí khá cao, không cần đóng mở quá nhiều. Được cấu tạo bởi khung cửa định hình kết hợp với cánh cửa. Bằng cách đẩy cánh cửa từ phía dưới lên một góc khoảng từ 20 độ đến 30 độ và sau đó cố định nó bằng thanh hạn vi người dùng đã có thể mở cửa thông gió một cách đơn giản. 

Cửa cho phép luồng không khí lưu thông một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự an toàn và ngăn chặn nước mưa bị hắt vào nhà một cách hiệu quả, với góc mở cửa như trên.

Cửa thông gió mở trượt

Cấu trúc của cửa thông gió mở trượt bao gồm một khung cửa được định hình và hai hoặc nhiều cánh cửa. Bằng cách di chuyển các cánh cửa trên thanh ray được cố định, người sử dụng có thể mở cửa. Một điểm mạnh của loại cửa này là khả năng tăng cường lưu thông không khí và hứng ánh sáng khá tốt.

Cửa chớp thông gió

Cấu tạo của cửa chớp thông gió bao gồm một khung cửa và nhiều nan cửa dẹt được xếp song song với nhau. Các cánh cửa mở ra ở góc độ khoảng 20 – 30 độ để cho không khí và gió đi qua, khi mở cửa. Các vật liêu như nhôm, kính, sắt hoặc nhựa có lõi thép  thường được dùng làm cửa chớp thông gió.Bên cạnh đó cửa chớp thông gió có một điểm yếu là dễ bám bụi và khó làm sạch, vệ sinh, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ không gian sống của bạn.

TOP 30 mẫu cửa thông gió phòng ngủ, nhà vệ sinh đẹp

Hiện nay các mẫu cửa thông gió được thiết kế rất đa dạng để phù hợp với nhiều không gian cũng như nhu cầu sử dụng khác nhau của mỗi gia đình. Dưới đây Nam Phong sẽ gửi đến bạn tổng hợp 30 mẫu cửa thông gió phòng ngủ, nhà vệ sinh đẹp cùng tham khảo nhé!

Mẫu cửa thông gió phòng ngủ

Phòng ngủ hiện nay thường được thiết kế khá kín đáo để đảm bảo sự yên tĩnh khi ngủ. Tuy nhiên, việc đóng cửa khi đi ngủ có thể dẫn đến thiếu hụt oxy, gây ra trạng thái không thoải mái  ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ từ đó có thể dẫn đến sức khỏe và tâm trạng kém dần đi.

Mẫu cửa thông gió phòng ngủ
Mẫu cửa thông gió phòng ngủ

Để đảm bảo giấc ngủ của gia chủ được yên bình, không gian phòng ngủ thường được thiết kế khá kín đáo. Việc không thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp có thể dẫn đến sự bí bách, thậm chí gây ra mùi hôi và ẩm mốc.

Lắp đặt cửa thông gió trong phòng ngủ không chỉ giúp loại bỏ hơi ẩm và mùi hôi mà còn tạo ra không gian thông thoáng. Qua đó, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và nấm mốc. Cửa thông gió cho phòng ngủ này giúp lưu thông không khí tươi từ bên ngoài vào bên trong nhà, đồng thời loại bỏ không khí ô nhiễm bên trong.

Mẫu cửa thông gió nhà vệ sinh

Cửa thông gió của nhà vệ sinh được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn về kích thước như sau: Chiều cao phải nằm trong khoảng từ 300 đến 400mm, còn chiều rộng phải từ 300 đến 600mm. 

Kích thước này phụ thuộc vào diện tích của phòng vệ sinh và cửa ra vào. Trong trường hợp thiết kế phòng vệ sinh nhỏ, cần chú ý sử dụng cửa thông gió có kích thước nhỏ để tránh việc gây hở và làm mất tính riêng tư.

Mẫu cửa thông gió nhà vệ sinh
Mẫu cửa thông gió nhà vệ sinh

Đối với cửa thông gió, nên thiết kế ở vị trí cao và gần trần nhà để ngăn chặn việc người ngoài nhòm ngó vào bên trong. Khi lắp đặt cửa thông gió, cần lựa chọn vị trí cao và sử dụng loại cửa trượt hoặc cửa mở hất. 

Mặt kính của cửa thông gió nên sử dụng kính màu hoặc kính mờ, không sử dụng kính màu trắng. Kích thước của cửa thông gió có thể thay đổi tùy thuộc vào thiết kế và diện tích của phòng vệ sinh.

Mẫu cửa cho nhà vệ sinh hiện đại nhất
Mẫu cửa cho nhà vệ sinh hiện đại nhất

Mẫu cửa thông gió nhà bếp

Nhà bếp là không gian mà hầu như tất cả các gia đình đều có. Tuy vậy đây cũng là nơi dễ tạo ra những mùi gây khó chịu cho người sử dụng. Đối với những căn bếp quá kín, cần sử dụng quạt hoặc cửa thông gió để đảm bảo không khí luôn được lưu thông. Máy hút mùi là lựa chọn khác để cải thiện chất lượng không khí trong căn phòng. Công dụng của quạt hoặc cửa thông gió nhà bếp là:

  • Đẩy khói và mùi thức ăn ra ngoài nhanh chóng, ngăn mùi khó chịu lưu lại trong không gian bếp như mùi dầu mỡ, thức ăn,…
  • Giảm nhiệt độ cho căn phòng, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái hơn.
  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt.
  • Giữ không gian bếp luôn thông thoáng và sạch sẽ.
Mẫu cửa thông gió nhà bếp
Mẫu cửa thông gió nhà bếp

Khi sử dụng quạt hoặc cửa thông gió hút mùi bếp, cần lưu ý:

  • Kết hợp với máy hút mùi và cửa thông gió để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chọn kích thước phù hợp và lắp đặt đúng cách.
  • Lựa chọn màu sắc và kích thước phù hợp với phong thủy của không gian bếp.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và bảo dưỡng định kỳ.

Kích thước cửa thông gió tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Bạn cần cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan đến kiến trúc tổng thể của căn nhà, vị trí lắp đặt, diện tích cửa thông gió cần thiết để xác định được kích thước cửa thông gió phù hợp. Ví dụ, cửa thông gió trong nhà tắm hoặc nhà vệ sinh thường có kích thước nhỏ hơn so với cửa thông gió trong phòng ngủ hoặc phòng khách.

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp người lạ xâm nhập vào nhà từ bên ngoài thông qua cửa thông gió thì cần lựa chọn kích thước cửa thông gió phù hợp vì cửa thông gió luôn được mở cả ngày.  Một số kích thước thông thường cho cửa thông gió có thể tham khảo là: 30cm x 30cm, 30cm x 40cm, 30cm x 50cm.

Trong trường hợp muốn lắp đặt cửa thông gió lớn hơn, hãy tính đến việc sử dụng lưới chống trộm để tăng cường an ninh, chống trộm hiểu quả nhé!

Lời kết

Trên đây là 30+ mẫu cửa thông gió phòng ngủ, nhà vệ sinh. Là một đơn vị lớn, Nam Phong Glass nhận thi công và lắp đặt rất nhiều công trình cửa thông gió khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn một mẫu cửa thông gió phù hợp nhé!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XÂY DỰNG NAM PHONG

  • Địa chỉ: Số 11 ngõ 9 TDP Cầu Đơ 5-P. Hà Cầu-Q. Hà Đông
  • Xưởng sản xuất: CT10-KDT Văn Phú-Hà Đông
  • Hotline: 0982907569