Đối với đa số người Việt, vách kính mặt dựng hệ unitized là một khái niệm còn khá mới mẻ. Loại vật liệu này được sử dụng phổ biến trong nhiều kiểu công trình như các tòa nhà cao tầng hiện đại hoặc cả mặt tiền của những tòa nhà cũ… Ứng dụng thực tế của hệ mặt dựng Unitized là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nó ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Vách kính mặt dựng hệ unitized là gì?
Trên thực tế, rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về vách kính hệ mặt dựng unitized. Bởi vì loại vật liệu này được chế tác từ nhiều loại chất liệu khác nhau với kích thước và kiểu dáng đa dạng.
Unitized là gì?
Hệ Unitized là hệ tiêu chuẩn được áp dụng trong thiết kế vách kính mặt dựng. Trong thời gian gần đây, người ta ứng dụng hệ unitized ngày càng phổ biến hơn do số lượng các tòa nhà tăng lên nhiều.
Tiêu chuẩn của hệ unitized thường do phía nhà sản xuất nghiên cứu và tính toán. Sau đó, đưa ra các chỉ số phù hợp tùy theo yêu cầu lắp đặt của khách hàng hoặc dựa theo thông số thực tế của bề mặt cần lắp đặt.
Khái niệm vách kính mặt dựng Unitized
Dựa theo cấu tạo hình dạng phổ biến, vách kính mặt dựng hệ unitized là một khung lắp vật liệu có dạng hình chữ nhật, được tạo thành bằng cách ghép nhiều tấm panel lại với nhau. Loại vật liệu này thường sử dụng cho các công trình có mặt ngoài đồng nhất và chiều cao của các tầng phải như nhau.
Đặc điểm hệ vách kính Unitized
Hệ vách kính Unitized mang khá nhiều đặc điểm dễ nhận biết. Vách kính hệ này thường được thiết kế theo kiểu chìm đố hoặc nổi đố. Các tấm vật liệu panels gắn kết với sàn bê tông hoặc khung thép bằng hệ thống bảng mã. Tính năng nổi bật của các bảng mã này là có thiết kế linh hoạt, cho phép di chuyển trong không gian đa chiều. Nhờ đó giảm thiểu sự sai số khi đổ sàn bê tông hoặc gia công.
Hệ vách kính Unitized có bề mặt đồng nhất nên khi gắn lên các mặt phẳng, chúng tạo nên một loại hình kiến trúc rất đẹp.
Thông thường, vách kính sản xuất theo hệ này có tính chịu lực rất tốt, có khả năng chống lại những tác động gây dịch chuyển mạnh như gió, lốc…thậm chí cả dư chấn động đất. Chính vì vậy, nó được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng các tòa nhà cao tầng.
Cấu tạo chi tiết của vách kính mặt dựng hệ unitized
Về cơ bản, cấu tạo vách kính mặt dựng hệ Unitized sẽ gồm các bộ phận sau:
- Thanh nhôm: Có sự kết hợp giữa thanh nhôm ngang âm và dương để tạo thành một kết cấu vững chắc.
- Kính hộp Unitized: Hộp kính này được cố định vào khung keo nếu có kết cấu chìm đố hoặc sử dụng nẹp ốp ngoài với kết cấu nối đó.
- Hệ thống bản mã: Đây là bộ phận cần thiết cho việc lắp đặt các module. Thiết kế bản mã rất đa dạng và linh hoạt, cho phép di chuyển 3 chiều trong phạm vi rộng để xử lý các sai số. Thông thường, hệ thống bản mã sẽ được chôn sẽ Embed trong bê tông nhằm giúp quá trình di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Hệ nhôm
Trong các hệ mặt dựng Unitized, hệ nhôm có kết cấu khá phức tạp. Hệ này được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhằm mục đích giúp các module khớp nối với nhau dễ dàng hơn. Cũng bởi vậy trong cấu tạo của hệ nhôm có lắp đặt thêm các loại gioăng. Chi tiết cấu tạo này có công dụng làm hàng rào ngăn cách cũng như gia tăng khả năng chịu nước, chịu gió của hệ nhôm.
Hệ kính
Vách kính mặt dựng Unitized hệ kính chia thành nhiều loại khác nhau như kính hộp, kính đơn hoặc kính dán an toàn. Trong đó, kính hộp là hệ phổ biến nhất. Cấu tạo hệ kính hộp sẽ bao gồm một tấm kính an toàn có khả năng phản quang hoặc Low – E kết hợp cùng một tấm kính cường lực trắng ở phía trong.
Đánh giá ưu nhược điểm của hệ unitized
Bất kỳ loại vật liệu xây dựng nào cũng sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, hệ vách kính Unitized cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Ưu điểm của hệ mặt dựng Unitized
Đánh giá một cách khách quan, vách kính hệ mặt dựng Unitized sở hữu khá nhiều ưu điểm:
- Đảm bảo tính ổn định và độ bền cho các công trình thi công nhờ chất lượng cao, kết cấu chắc chắn;
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt và thi công do các hệ kính đã được tính toán kích thước từ trước;
- Không phải dựng thêm giàn giáo trong quá trình thi công đảm bảo tính thẩm mỹ và cảm quan;
- Giảm thiểu tình trạng rò rỉ hoặc thấm nước do bắn keo silicone ở các mối ghép;
- Có khả năng chống ồn vượt trội, khả năng chịu được sức gió lớn dao động từ 80m – 800m.
- Tính thẩm mỹ cao, thích hợp với những không gian sang trọng và cao cấp.
Nhược điểm của hệ mặt dựng Unitized
Ngoài những ưu điểm nêu trên, hệ mặt dựng Unitized cũng sẽ có những nhược điểm nhất định:
- Giá thành cao hơn so với các hệ mặt dựng thông thường như Stick, Semi…
- Chỉ lắp đặt được trong các công trình mặt phẳng đồng nhất, có kết cấu thiết kế đơn giản;
- Cần phải thực hiện khảo sát hệ thống trắc địa chuyên nghiệp trước khi tiến hành lắp đặt;
- Quá trình lắp đặt và thi công đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác rất cao.
Các bước thi công hệ vách kính Unitized
Quy trình thi công hệ vách kính Unitized tiêu chuẩn gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thiết kế và lắp đặt các module tại nhà máy
Trước khi đưa vào thi công, hệ dựng Unitized phải trải qua quá trình thiết kế và lắp đặt cơ bản tại nhà máy để hoàn thiện kết cấu. Chiều cao của các modul sau khi thiết kế xong sẽ bằng với chiều cao của một tầng lầu.
Bước 2: Kiểm định lại chất lượng sản phẩm trước khi lắp đặt
Chất lượng của hệ dựng Unitized luôn được đảm bảo nếu bạn chọn nhà cung ứng uy tín. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng, người thi công vẫn cần kiểm định lại chất lượng 1 lần cuối trước khi đưa vào lắp đặt.
Bước 3: Vận chuyển vách kính hệ Unitized đến công trường và tiến hành lắp đặt
Vách kính hệ Unitized thường có kích thước lớn và trọng lượng rất nặng. Vì thế, trong quá trình vận chuyển, các nhà thầu phải đặc biệt cẩn thận. Để đưa vách kính vào khung lắp đặt trên các tòa nhà cao tầng cần có sự hỗ trợ của xe cẩu và móc treo lớn. Sau khi đưa vách kính vào đúng vị trí, các kỹ sư tiến hành lắp đặt tấm nối, đi keo và vệ sinh sạch sẽ các mối nối.
Ứng dụng của hệ vách kính Unitized
Ngày nay, vách kính mặt dựng hệ Unitized được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lối kiến trúc khác nhau. Khi lắp đặt trên các tòa nhà chọc trời như cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại hoặc khách sạn cao cấp…hệ Unitized tạo nên một kiểu kiến trúc độc đáo. Dưới đây là một số dạng công trình thích hợp nhất để tích hợp vách kính mặt dựng hệ Unitized:
- Các tòa cao ốc có độ cao từ 20 tầng trở lên;
- Các công trình có diện tích bề mặt từ 1000m2 trở lên;
- Các công trình có thiết kế thông tầng trên 6 mét.
TOP 10 mẫu vách kính mặt dựng hệ unitized đẹp nhất
Ngày nay, vách kính mặt dựng hệ Unitized rất đa dạng. Do đó, các nhà thầu công trình cũng như gia chủ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài các hệ Unitized sản xuất sẵn, các nhà máy còn nhận đặt thiết kế vách kính hệ Unitized theo yêu cầu. Cùng tham khảo những mẫu vách kính mặt dựng hệ Unitized để có lựa chọn phù hợp nhất cho công trình của mình.
Lời kết
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm vách kính mặt dựng hệ unitized. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích và thú vị khác về loại vách kính có thiết kế độc đáo này nhé! Khách hàng có nhu cầu tư vấn báo giá chi tiết vui lòng liên hệ thông tin sau:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM PHONG
- Trụ sở chính: Số 11, Ngõ 9, Cầu Đơ 5, Hà Cầu, Hà Đông – Hà Nội.
- Showrom: Số 30TT17 KDT Văn Phú – Phú La – Hà Đông – Hà Nội.
- Hotline: 0972907569.
- Email: [email protected].
- Website: https://namphongglass.vn/