Hiện nay, vách kính mặt dựng hệ Spider đã trở thành một sản phẩm được rất nhiều nhà thầu và gia chủ lựa chọn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về giá thành, ưu điểm, nhược điểm và phương pháp thi công hệ vách kính hệ Spider trong bài viết dưới đây.
BÁO GIÁ: Vách kính mặt dựng hệ Spider chi tiết mới năm 2023
Giá cả chắc chắn sẽ là yếu tố được quan tâm đầu tiên khi bạn có ý định tìm hiểu và sử dụng vách kính hệ Spider cho công trình. Trên thực tế, vách kính mặt dựng hệ này có rất nhiều kích thước khác nhau. Chính vì vậy, giá thành của sản phẩm này vô cùng đa dạng.
STT | Chủng loại kính (mm) | Đơn giá |
Một | Kính cường lực uốn cong | |
1 | Kính cường lực uốn cong 5mm | 1.550.000đ/m2 |
2 | Kính cường lực uốn cong 6mm | 2.000.000đ/m2 |
3 | Kính cường lực uốn cong 8mm | 2.350.0000đ/m2 |
4 | Kính cường lực uốn cong 10mm | 2.500.000đ/m2 |
5 | Kính cường lực uốn cong 12mm <= 2438×3658 | 2.800.000đ/m2 |
6 | Kính cường lực uốn cong 15mm <= 2438×3658 | 3,250,000đ/m2 |
7 | Kính cường lực uốn cong 19mm | 4.500.000đ/m2 |
b | Kính dán uốn cong | |
1 | Kính dán uốn cong 7.14mm (3+1.14PVB+3) | Liên hệ |
2 | Kính dán uốn cong 9.14mm (4+1.14PVB+4) | Liên hệ |
3 | Kính dán uốn cong 11.14mm (5+1.14PVB+5) | Liên hệ |
Mức giá thông thường của hệ Spider có sự dao động khá lớn, tùy theo độ dày kính sẽ có sự khác nhau. Kính có kích thước càng to thì số tiền bạn phải bỏ ra càng nhiều.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo trên chưa bao gồm chi phí thi công và lắp đặt, khách hàng có nhu cầu vui lòng liên Nam Phong Glass để được tư vấn và báo giá chi tiết
Tìm hiểu vách kính mặt dựng hệ Spider là gì?
Nếu không làm việc trong lĩnh vực thi công xây dựng, đa số mọi người sẽ không biết tới sự tồn tại của vách kính hệ Spider. Vậy vách kính hệ Spider là gì? Phân loại hệ Spider ra sao? Câu trả lời sẽ được hé lộ ngay sau đây.
Khái niệm
Vách kính hệ dựng Spider hay còn được biết tới với tên gọi vách kính cường lực hệ chân nhện là một sản phẩm có cấu tạo giống như chân nhện, làm từ chất liệu nhôm hoặc một số loại hợp kim khác. Sản phẩm này được sử dụng để tạo thành các mối liên kết, cố định các tấm kính lại với nhau.
Có mấy loại vách kính chân nhện Spider?
Giống như các hệ vách kính khác, Spider chia thành nhiều loại. Dựa theo đặc điểm thiết kế chân nhện, vách kính hệ dựng Spider chia thành 4 loại phổ biến:
- Vách kính hệ dựng Spider loại 1 chân;
- Vách kính dựng hệ chân nhện loại 2 chân;
- Vách kính chân nhện loại 3 chân;
- Vách kính chân nhện loại 4 chân.
Phạm vị ứng dụng của hệ Spider
Hệ Spider được ứng dụng rộng rãi trong thi công các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn hoặc rạp chiếu phim… Ngoài ra, một số gia chủ muốn xây dựng nhà ở theo kiểu biệt thự Châu Âu hoặc xây hồ bơi nghỉ dưỡng..cũng lựa chọn hệ vách kính này.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các công trình kiến trúc ứng dựng vách kính hệ Spider ở khu vực các thành phố lớn. Còn ở vùng nông thôn, vách kính hệ này thường xuất hiện ít hơn.
Cấu tạo của vách kính hệ Spider
Cấu tạo vách kính hệ Spider không quá phức tạp nhưng đòi hỏi các chi tiết phải được chế tác tỉ mỉ. Chất liệu chủ yếu để tạo nên một hệ dựng Spider bao gồm: Chân nhện – spider, chất bắt kính – Router, bộ nối – Connector, bulong.
Trong cấu tạo của vách kính hệ Spider, tất cả chất liệu đều được làm từ thép không gỉ, có khả năng chống chịu ăn mòn tốt.
Tương tự như các vách kính hệ khác, hệ Spider cũng có bản mã. Bản mã này cũng làm từ thép không gỉ với độ dày tiêu chuẩn, đã tính toán tỉ mỉ từ trước. Công dụng chính của bảng mã là gắn kết chân nhện với dầm bê tông hoặc cốt thép bằng các ốc vít có khả năng chịu lực rất tốt.
Cấu tạo một hệ spider cơ bản sẽ có các bộ phận sau: thân chân nhện, đầu nối chân nhện, bản mã, ốc, vít… Các chi tiết này gắn kết lại với nhau tạo thành một bộ hệ dựng hoàn chỉnh.
Có nên sử dụng vách kính cường lực chân nhện Spider không?
Vách kính cường lực chân nhện Spider có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nắm rõ các ưu điểm, nhược điểm này sẽ giúp người dùng tìm ra cách ứng dụng hợp lý, gia tăng độ bền cho sản phẩm.
Ưu điểm
Vách kính cường lực hệ Spider sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật:
- Bền đẹp, giàu tính thẩm mỹ: Khác với các loại vật liệu thông thường như gỗ, betong…vách kính Spider có khả năng chống bám bụi rất tốt, cho phép lau dọn dễ dàng. Do đó, tính thẩm mỹ của các công trình luôn bền đẹp với thời gian.
- Chịu lực tốt: Spider có khả năng chịu lực cao hơn rất nhiều so với các hệ kính thông thường. Trước khi đưa vào sử dụng, hệ kính này đã trải qua quá trình tôi luyện ở nhiệt độ cao từ 500 – 700 độ C. Do đó, nó có thể chịu được trọng tải, nhiệt độ và áp suất cao mà không bị rạn nứt.
- Cách âm tốt: Công trình sử dụng vách kính hệ Spider có khả năng cách âm rất tốt. Nhờ đó, tạo ra một môi trường làm việc hoặc nghỉ dưỡng yên tĩnh, cách biệt với tiếng ồn bên ngoài.
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt và thời gian thi công: Vách kính hệ dựng Spider có cấu tạo đơn giản. Các chi tiết thiết kế đã được hoàn thiện trước khi lắp đặt nên thời gian và chi phí thi công sẽ ít tốn kém hơn các hệ dựng khác.
- Tiết kiệm năng lượng: Vách kính hệ dựng Spider tạo nên một không gian rộng lớn giúp tận dụng các nguồn ánh sáng từ tự nhiên. Do đó, các công trình sử dụng vách kính hệ dựng Spider sẽ tiêu thụ năng lượng điện ít hơn, giảm thiểu chi phí sử dụng năng lượng của công trình.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, hệ Spider cũng sẽ có một số hạn chế nhất định:
- Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao: Mặc dù có độ bền và thời gian sử dụng lâu dài hơn các loại vật liệu khác nhưng hệ Spider có giá thành cao hơn so với các loại vật liệu khác. Vì thế, chi phí đầu tư ban đầu sẽ tương đối cao.
- Không khả dụng với các công trình có cấu trúc phức tạp: Vách kính hệ dựng Spider thích hợp để sử dụng trong những công trình có mặt tiền lớn hoặc có kết cấu đường cong hoặc mặt phẳng hoàn toàn. Nếu công trình có kết cấu quá phức tạp, chi phí thi công sẽ bị độn cao lên.
Chân nhện Spider cho vách kính loại nào tốt nhất?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chân nhện Spider cho vách kính. Dưới đây là 2 loại phổ biến và tốt nhất được nhiều nhà thầu, chủ đầu tư tin dùng:
- Chân nhện Spider 201: Chân nhện Spider 201 thường được làm từ chất liệu inox cao cấp, có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn rất tốt. Ưu điểm của loại chân nhện này là giá thành hợp lý, giá trị sử dụng cao.
- Chân kính hệ Spider 304: Đúng như tên gọi, loại chân nhện này được làm từ chất liệu inox 304. Do thành phần inox cao hơn nên khả năng chống gỉ sét và ăn mòn của nó cũng vượt trội hơn so với các loại chân nhện còn lại. Loại này thường ứng dụng cho các công trình kiến trúc lớn.
Gợi ý: 20+ mẫu vách kính mặt dựng hệ spider đẹp, hiện đại
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng, các nhà sản xuất vách kính mặt dựng hệ Spider bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời đa dạng các sản phẩm. Cùng chiêm ngưỡng các mẫu vách kính mặt dựng hệ Spider đẹp, hiện đại nhất trên thị trường hiện nay để có lựa chọn chính xác nhất.
Thi công vách kính hệ Spider chất lượng ở đâu?
Để tìm kiếm một đơn vị thi công vách kính hệ Spider không hề khó. Tuy nhiên, các chủ đầu tư, gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ thông tin để chọn được một nhà thầu uy tín. Nếu bạn chưa biết lựa chọn đơn vị thi công nào, hãy liên hệ với Nam Phong Glass để nhận tư vấn tốt nhất. Thông tin chi tiết như sau:
- CÔNG TY TNHH TM SX XD NAM PHONG
- Địa chỉ: Số 11-Ngõ 9-TDP Cầu Đơ 5-P.Hâ Cầu-Q. Hà Đông-TP. Hà Nội
- Xưởng sx: Tòa CT10-KDT Văn Phú-Hà Đông-Hà Nội
- Hotline: 0982907569
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về vách kính mặt dựng hệ Spider (chân nhện) được Nam Phong Glass tổng hợp. Hy vọng giúp bạn hiểu hơn về các hệ vách kính và có lựa chọn phù hợp cho công trình của mình. Chúc bạn thành công!