Ngày nay, hầu hết các công trình thi công đều có thiết kế thêm giếng trời để tận dụng ánh sáng tự nhiên. Vậy giếng trời rộng bao nhiêu? Thiết kế, thi công giếng trời cần lưu ý những vấn đề gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm những vấn đề trên thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Giải đáp: Giếng trời rộng bao nhiêu?
Trước khi tính toán diện tích giếng trời, bạn cần biết diện tích ngôi nhà của bạn là bao nhiêu? Trong các bản thiết kế xây dựng, diện tích giếng trời chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong căn nhà của bạn và thường được đặt ở vị trí tiếp giáp tầng trên cùng.
Diện tích phổ biến của tất cả các loại giếng trời thường có chiều rộng từ 4 – 6m2 sao cho giếng trời không ảnh hưởng quá nhiều tới kết cấu của ngôi nhà.
Việc xác định kích thước giếng trời phụ thuộc vào kiểu kiến trúc của ngôi nhà. Nếu để ý kỹ các bạn sẽ thấy, các ngôi nhà cấp 4 thường không thiết kế và xây dựng giếng trời. Chỉ có những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên sẽ có thêm chi tiết thiết kế này nhằm giúp không gian trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn. Nhờ đó, ngôi nhà cũng có thể tiếp nhận lượng ánh sáng, gió và không khí tự nhiên nhiều hơn.
Giếng trời rộng bao nhiêu? Kích thước của giếng trời sẽ được xác định theo hai cách như sau:
- Cách 1: Đối với phòng có thiết kế nhiều cửa sổ: Kích thước giếng trời sẽ nhỏ hơn 5% diện tích sàn.
- Cách 2: Đối với phòng có thiết kế ít cửa sổ: Kích thước giếng trời sẽ nhỏ hơn 15% diện tích sàn.
Diện tích tối thiểu của giếng trời là bao nhiêu?
Theo quy hoạch kiến trúc, diện tích tối thiểu của giếng trời là 450×450. Diện tích này đảm bảo vừa đủ để 1 người có thể lên xuống tại khu vực có giếng trời.
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, thi công, các kiến trúc sư có thể tận dụng tối đa kích thước kính cường lực để ngôi nhà đạt được mức độ chiếu sáng và thoáng đãng tối ưu nhất.
Gợi ý thiết kế mẫu giếng trời đẹp, sang trọng nhất
Mẫu thiết kế giếng trời hiện nay tương đối đa dạng. Để giảm bớt sự đơn điệu, một số gia chủ và nhà thầu thường thiết kế thêm tiểu cảnh. Dưới đây là gợi ý một số mẫu thiết kế giếng trời đẹp và sang trọng nhất:
Giếng trời ở vị trí thẳng cầu thang: Đây là một trong những thiết kế giếng trời phổ biến nhất. Khi đặt giếng trời ở vị trí này, ánh sáng và gió từ bên ngoài vào sẽ được phân bổ một cách tốt nhất.
Thiết kế giếng trời đặt giữa nhà: Cách thiết kế đặt giếng trời giữa nhà phù hợp với ngôi nhà 1 tầng có diện tích rộng và kết cấu không quá phức tạp. Với kiểu thiết kế này, ánh sáng từ bên ngoài vào sẽ được phân bổ đồng đều trong không gian.
Thiết kế giếng trời cùng hoạt cảnh bên ngoài: Hiện nay, nhiều gia chủ cùng nhà thầu mở rộng thêm không gian bằng cách đưa giếng trời ra ngoài. Không gian ngoài trời có thể kết hợp thêm cây cỏ hoặc hòn non bộ để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên từ giếng trời.
Những lưu ý trong thiết kế giếng trời
Để đảm bảo tính năng sử dụng lâu dài và công năng sử dụng đầy đủ, khi thiết kế giếng trời các bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:\
Kích thước
Theo tư vấn của một số kiến trúc sư có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng, khi tính toán diện tích giếng trời cần tuân theo một số quy định sau:
- Đối với phòng nhiều cửa sổ: Diện tích giếng trời phải < 5% diện tích sàn;
- Đối với phòng có ít cửa sổ: Diện tích giếng trời phải < 15% diện tích sàn.
Như vậy, kích thước giếng trời lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích mặt sàn. Khi thiết kế giếng trời, người dùng cần dựa vào diện tích mặt sàn để tính toán kích thước cho phù hợp.
Thông thường, kích thước giếng trời phù hợp nhất là 4 – 6m2, đây là kích thước được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Diện tích mái kính cường lực khi đó sẽ tạo không gian thông thoáng, mát mẻ và đón ánh sáng tự nhiên cực tốt.
Vị trí
Khi thiết kế vị trí đặt giếng trời, gia chủ không những cần chọn vị trí đảm bảo nguồn nhiệt, ánh sáng và lượng gió ra vào mà còn cần nghiên cứu vị trí phù hợp với phong thủy. Giếng trời trong nhà có thể đặt ở tầng trên cùng của ngôi nhà – ở lối đi cầu thang hoặc vị trí chính giữa.
Vị trí giếng trời hợp phong thủy sẽ đem tới tài lộc, may mắn cho gia chủ, giúp công việc thuận lợi, sức khỏe, bình an cho cả gia đình. Hạn chế đặt giếng trời ở hướng Bắc, tránh vị trí đi cửa nhà vệ sinh sẽ tạo những luồng khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến gia đình.
Trang trí
Khi trang trí giếng trời, gia chủ không nên đặt các vật dụng hoặc cây cối che lấp khu vực giếng trời. Đồng thời, tính toán kích thước vật dụng trang trí sao cho phù hợp. Vật dụng trang trí quá to hoặc quá nhỏ có thể ảnh hưởng không tốt tới tổng thể cảnh quan khu vực này.
Kết cấu của giếng trời bao gồm: đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng. Ở phần đáy giếng hãy sử dụng hòn non bộ, cây tiểu cảnh để trang trí, có thể kết hợp với 1 bộ bàn ghế nhỏ tạo không gian tiếp khách. Phần thân và đỉnh có tác dụng chiếu sáng, thông gió. Phần này nên trang trí nhẹ nhàng tránh vật nặng để không nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
5 sai lầm trong thi công thiết kế giếng trời
Trong thiết kế và thi công giếng trời, chủ đầu tư có thể mắc phải một số sai lầm làm ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt cũng như công năng sử dụng, tính thẩm mỹ của giếng trời. Dưới đây là một số sai lầm mà bạn cần tránh trong thiết kế thi công giếng trời:
Chống thấm ẩu, chất lượng kém
Nhiều nhà thầu không chú ý tới việc chống thấm xung quanh khu vực giếng trời hoặc chống thấm ẩu, chất lượng kém. Nước mưa có thể chảy vào từ bên ngoài làm ẩm mốc khu vực bên dưới hoặc bong tróc các mặt tường. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tính thẩm mỹ của công trình cũng như gây bất tiện cho người sử dụng.
Chọn vật liệu làm mái che giếng trời quá mỏng
Vật liệu làm mái che giếng trời rất đa dạng như kính cường lực, kính ép, tôn, bạt… Khi thi công giếng trời, một số nhà thầu chọn vật liệu mỏng, chất lượng thấp nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến mái che giếng trời dễ bị hư hỏng khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Thiết kế lan can che chắn thấp và khe hở rộng
Thiết kế lan can che chắn giếng trời thấp và có khe hở rộng là sai lầm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Lan can thấp không thể che chắn an toàn nếu trẻ nhỏ trèo qua hoặc té ngã. Khe hở rộng cũng tạo ra những nguy cơ mất an toàn tương tự.
Trang trí giếng trời bằng các phụ kiện rườm rà
Nhiều gia đình muốn tận dụng không gian giếng trời để trang trí thêm một số vật dụng như đèn chùm, quả cầu thủy tinh… Tuy nhiên, các kiến trúc sư không khuyến khích sử dụng các vật dụng trang trí này. Đèn chùm hay quả cầu làm từ thủy tinh có khả năng bể vỡ và gây nguy hiểm cho con người.
Một số vật dụng có kích thước quá lớn cũng làm cản trở nguồn ánh sáng từ bên ngoài xâm nhập vào không gian.
Thiết kế giếng trời không có hệ thống thoát nước
Ngày nay, nhiều chủ đầu tư lựa chọn dạng giếng trời không có mái che để có tận dụng nguồn ánh sáng và nước để trồng cây cảnh. Đối với dạng giếng trời này, nếu không có hệ thống thoát nước thì có thể khiến nước chảy vào trong nhà khi có mưa lớn.
Lời kết
Trên đây là một số gợi ý về phong cách thiết kế giếng trời đẹp, sang trọng và một số sai lầm bạn cần tránh trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giúp các bạn trả lời câu hỏi giếng trời rộng bao nhiêu? Nếu bạn vẫn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.