Dòng kính cường lực uốn cong có mức giá không chênh lệch quá nhiều so với sản phẩm kính cường lực phẳng. Loại kính này được ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình hiện đại như: cửa kính, lan can kính, vách kính,… Cùng khám phá báo giá dòng kính này và những đặc điểm nổi bật của kính uốn cong trong bài viết sau:
Báo giá kính cường lực uốn cong 4mm, 8mm, 10mm mới nhất
Thông tin giá kính cường lực uốn cong sẽ được căn cứ theo kích thước và chủng loại kính mà khách hàng yêu cầu. Bảng báo giá kính uốn cong 4mm, 8mm, 10mm, 12mm,… mới nhất tại Nam Phong Glass cụ thể như sau:
Kính cường lực uốn cong
Đối với dòng kính cường lực uốn cong sẽ có đơn giá tham khảo trong bảng dưới đây:
Loại kính | Đơn giá (vnđ/ m2) |
Kính cường lực uốn cong 4 mm | 335.000đ – 345.000đ |
Kính cường lực uốn cong 5 mm | 380.000đ – 408.000đ |
Kính cường lực uốn cong 6 mm | 576.000đ – 585.000đ |
Kính cường lực uốn cong 8 mm | 865.000đ – 885.000đ |
Kính cường lực uốn cong 10 mm | 1.215.000đ – 1.335.000đ |
Kính cường lực uốn cong 12 mm | 1.515.000đ – 1.635.000đ |
Kính cường lực uốn cong 15 mm | 2.075.000đ – 2.225.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong
Đối với dòng kínhbán cường lực uốn cong sẽ có đơn giá tham khảo trong bảng dưới đây:
Chủng loại kính | Đơng giá (vnđ/ m2) |
Kính bán cường lực uốn cong 5 mm | 475.000đ – 495.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong 6 mm | 545.000đ – 558.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong 8 mm | 845.000đ – 875.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong 10 mm | 1.045.000đ – 1.155.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong12 mm | 1.195.000đ – 1.635.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong15 mm | 1.805.000đ – 2.225.000đ |
Kính bán cường lực uốn cong 19 mm | 2.915.000đ – 3.125.000đ |
Ghi chú:
- Đơn giá trên bảng chưa bao gồm VAT.
- Bảng báo giá mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi theo giá của nhà máy sản xuất và thay đổi dựa theo vị trí nơi lắp đặt cũng như diện tích lắp đặt hãy liên hệ 0982907569 để được tư vấn chi tiết.
Kính cường lực uốn cong là gì?
Kính cường lực uốn cong hay còn gọi là kính uốn cường lực, là một loại kính cao cấp được thiết kế để có thể uốn cong theo các hình dạng khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể. Quá trình sản xuất kính uốn cong bắt đầu bằng việc đặt kính chất lượng cao vào khuôn đúc kim loại. Khi được đốt nóng đến nhiệt độ 420°C, kính trở nên mềm dẻo và bắt đầu uốn cong theo hình dáng của khuôn.
Sản phẩm kính uốn cong mang lại cảm giác mềm mại, thư giãn nhờ những đường cong mượt mà, tinh tế. Đối với kính cường lực uốn cong, quy trình sản xuất cũng tương tự như kính cường lực phẳng, bao gồm các công đoạn cắt, mài, khoan, và rửa kính được thực hiện theo đúng kỹ thuật. Trong giai đoạn tôi nhiệt, kính từ dạng phẳng sẽ được uốn theo các đường cong đã được định hình trước hoặc dựa trên yêu cầu thiết kế cụ thể của từng công trình.
Đặc biệt, quá trình uốn cong không làm thay đổi các tính chất chịu lực và chịu nhiệt cao của kính cường lực, đảm bảo rằng sản phẩm vẫn giữ được độ an toàn và độ bền cao, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Phân loại kính uốn cường lực phổ biến
Một số dòng kính uốn cường lực phổ biến trên thị trường mà bạn nên nắm rõ thông tin bao gồm:
- Kính cường lực uốn cong: Đây là loại kính đã trải qua quá trình cường lực trước khi được uốn theo hình dạng yêu cầu. Mặc dù kính đã biến dạng, nhưng vẫn giữ được các tính chất chịu lực và chịu nhiệt, đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng. Loại kính này thường được sử dụng trong những thiết kế đòi hỏi độ bền và tính an toàn cao.
- Kính thường uốn cong: Loại kính này được sản xuất bằng cách làm nóng kính phẳng thông thường, sau đó uốn theo mẫu thiết kế đã định sẵn. Tuy nhiên, tính chất của kính thường vẫn giữ nguyên, tức là khi vỡ, kính sẽ tạo thành những mảnh lớn, sắc nhọn, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, khi lắp đặt hoặc sử dụng kính thường uốn cong, người dùng cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
- Kính dán uốn cong: Sau khi được uốn cong, kính sẽ được kết hợp với một lớp màng phim thông qua quá trình hấp nhiệt, tạo ra kính dán an toàn cong. Loại kính này mang đầy đủ những đặc tính của kính dán an toàn, bao gồm độ bền và khả năng chống va đập. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ và tính ứng dụng của kính cũng được gia tăng đáng kể nhờ quá trình uốn cong.
Thông số kỹ thuật của kính uốn cong
Phần mép ngoài của các tấm kính uốn cong, đặc biệt là từ 80mm – 100mm, thường không có độ cong đều, mà kính gần như phẳng ở khu vực này.
- Đối với những tấm kính cường lực uốn cong có kích thước lớn và bán kính cong (R) ≤ 1.800mm, thường xuất hiện một vài vết tưa dài khoảng 10mm – 20mm dọc theo chiều dài mép cạnh cong. Tuy nhiên, các vết tưa này không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của kính đã được tôi luyện cường lực.
- Khi kích thước của tấm kính uốn cong lớn và bán kính cong ≥ 5.000mm, ở khu vực cong nhất của tấm kính thường xảy ra hiện tượng kính bị ưỡn ngược lại so với chiều cong ban đầu, làm cho cạnh uốn cong có hiện tượng hơi gãy khúc, tạo cảm giác không liên tục ở đường cong.
Thông số kỹ thuật của dòng kính uốn cong được tóm tắt trong bảng sau:
Độ dày tấm kính | Kích thước tấm kính | Bán kính | |
Cạnh phẳng (mm) | Cạnh cong (mm) | ||
Từ 4 ly – 10 ly (KT nhỏ nhất) | 240 | 400 | R≥550 |
Từ 4 ly – 10 ly (KT lớn nhất) | 1750 | 1000 | R≥550 |
Kính 12 ly (KT nhỏ nhất) | 240 | 400 | R≥900 |
Kính 12 ly (KT lớn nhất) | 1750 | 1000 | R≥900 |
Từ 5 ly – 12 ly (KT nhỏ nhất) | 400 | 800 | R≥1600 |
Từ 5 ly – 12 ly (KT lớn nhất) | 3600 | 3000 | R≥1600 |
Kính 15 ly (KT nhỏ nhất) | 400 | 800 | R≥1800 |
Kính 15 ly (KT lớn nhất) | 3600 | 3000 | R≥1800 |
Ứng dụng của kính uốn cong trong cuộc sống thực tế
Kính uốn cong mang lại sự đa dạng về màu sắc và độ cong, phù hợp với các sở thích độc đáo của khách hàng. Loại kính này đặc biệt thích hợp cho những thiết kế muốn tạo ra sự đột phá trong kiến trúc hay trang trí nội thất. Việc sử dụng kính uốn cong không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn mang đến cảm giác thư giãn, với sự mềm mại, thanh lịch và duyên dáng của từng sản phẩm.
Dưới đây là một số ý tưởng thiết kế độc đáo từ kính uốn cong bạn có thể tham khảo cho ngôi nhà của mình:
- Lan can kính cong: Với độ trong suốt và vẻ đẹp nhẹ nhàng, lan can kính uốn cong không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại sự sang trọng, tinh tế, và tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống.
- Mái kính lấy sáng: Sử dụng kính cường lực cong cho mái hiên hoặc mái sảnh giúp tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên cho các khu vực lớn như sảnh chính của tòa nhà. Ngoài ra, kính uốn cong cũng phù hợp với những không gian nhỏ hơn như mái tum, giếng trời hay mái sảnh trong nhà ở gia đình.
- Cầu thang kính: Cầu thang kính cong là lựa chọn hoàn hảo để tạo vẻ đẹp tinh tế và sáng tạo cho không gian kiến trúc. Với những đường uốn lượn mềm mại, nó không chỉ làm nổi bật tính thẩm mỹ mà còn mang lại sự hiện đại và ấn tượng cho không gian.
Top 50+ mẫu kính cường lực uốn cong đẹp, hiện đại nhất
Mẫu thiết kế từ kính cường lực uốn cong là xu hướng mang đến sự đột phá trong kiến trúc hiện đại giúp tạo nên những không gian mở rộng rãi đồng thời toát lên vẻ đẹp sang trọng, thanh thoát. Dưới đây là một số gợi ý 50+ mẫu thiết kế nổi bật từ kính cường lực uốn cong, phù hợp cho nhiều loại không gian khác nhau:
Vách kính uốn cong
Vách kính uốn cong không chỉ giúp ngăn cách không gian một cách tinh tế mà còn mang đến sự mềm mại và cuốn hút cho ngôi nhà. Sự chuyển động nhẹ nhàng của những đường cong mềm mại từ kính tạo nên một điểm nhấn tinh tế, làm cho không gian trở nên sống động và có chiều sâu hơn. Vách kính uốn cong cũng tạo điều kiện tối ưu cho ánh sáng tự nhiên len lỏi khắp không gian, mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Mái vòm kính
Mái vòm kính là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự vững chắc của kính cường lực và vẻ đẹp nghệ thuật của kiến trúc uốn cong. Một mái vòm kính trong suốt sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng tự nhiên tuyệt vời, đồng thời mang lại cảm giác mở rộng không gian, giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn. Những tia nắng mặt trời xuyên qua mái kính không chỉ mang đến vẻ đẹp lung linh, huyền ảo mà còn giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng.
Lan can kính uốn cong
Lan can kính uốn cong là một lựa chọn hoàn hảo cho những không gian hiện đại, nơi sự tinh tế và an toàn được đặt lên hàng đầu. Sự uyển chuyển của lan can kính không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn mà còn tạo nên cảm giác thông thoáng và hiện đại cho không gian sống. Lan can kính với những đường cong mềm mại cũng là điểm nhấn nghệ thuật, mang lại cảm giác sang trọng, quý phái.
Cầu thang kính uốn cong
Cầu thang kính uốn cong là biểu tượng của sự phá cách và hiện đại. Sự kết hợp giữa kính trong suốt và những đường cong tinh tế tạo nên một tổng thể độc đáo, ấn tượng. Cầu thang kính không chỉ giúp không gian trở nên thoáng đãng, rộng rãi mà còn là điểm nhấn trung tâm, thu hút mọi ánh nhìn. Điểm đặc biệt của cầu thang kính uốn cong là khả năng tạo cảm giác mềm mại, tinh tế dù sử dụng vật liệu cứng như kính.
Nhà tắm kính uốn cong
Nhà tắm với kính uốn cong mang đến một không gian tắm hoàn toàn mới mẻ, hiện đại và đầy phong cách. Những tấm kính uốn cong tạo nên sự chuyển động mượt mà, không góc cạnh, giúp người sử dụng cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Ngoài ra, kính uốn cong còn giúp tối ưu hóa không gian, đồng thời đảm bảo sự riêng tư mà không làm mất đi vẻ đẹp sang trọng của phòng tắm.
Cửa kính uốn cong
Cửa kính uốn cong là điểm nhấn độc đáo, tạo ra sự khác biệt cho ngôi nhà. Sự uyển chuyển của những đường cong trên kính không chỉ mang đến vẻ đẹp hiện đại mà còn giúp mở rộng tầm nhìn, làm cho không gian trở nên thoáng đãng hơn. Cửa kính uốn cong cũng giúp ngôi nhà đón nhận tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi và kết nối với thiên nhiên.
Phân biệt kính thường uốn cong và kính dán uốn cong
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 dòng kính uốn cong này, sau đây là thông tin giúp bạn dễ dàng phân biệt:
Kính thường uốn cong
- Kính thường khi được đun nóng đến nhiệt độ cao, sẽ mềm ra và uốn theo khuôn mẫu đã được định hình trước. Loại kính này có tính chất giống như kính thông thường, nghĩa là khi bị vỡ, nó sẽ tạo thành những mảnh lớn, sắc nhọn, dễ gây nguy hiểm.
- Kính thường uốn cong có khả năng chịu lực và chịu nhiệt kém hơn kính cường lực, do đó không bền bằng.
- Loại kính này thường được sử dụng trong những ứng dụng như vách kính cong, lan can cầu thang kính cong hoặc vách nhôm kính cong, nhưng chỉ trong một số trường hợp cụ thể.
Kính dán uốn cong
- Để khắc phục nhược điểm của kính thường uốn cong, người ta sử dụng màng phim PVB để dán và ghép hai tấm kính uốn cong lại với nhau, tạo ra kính dán an toàn uốn cong.
- Loại kính này có tính an toàn cao hơn, khi bị vỡ, các mảnh vỡ sẽ được giữ lại bởi lớp màng phim PVB, giúp giảm thiểu nguy cơ gây thương tích.
- Kính dán an toàn uốn cong thường được sử dụng trong các ứng dụng tương tự như vách kính cong và vách nhôm kính cong, nhưng với độ bền và an toàn vượt trội hơn so với kính thường uốn cong.
Quy trình lắp đặt kính cường lực uốn cong tại Nam Phong Glass
Các bước lắp đặt kính cường lực uốn cong tại Nam Phong Glass cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận và xác nhận đơn hàng Sau khi tiếp nhận đơn hàng Nam Phong Glass sẽ tiến hành lập bản vẽ (nếu cần) và gửi báo giá chi tiết để bạn xác nhận thông tin.
- Bước 2: Đặt hàng và thông báo lịch giao Sau khi đơn hàng được đặt tại nhà máy và lịch nhận kính đã được xác định, Nam Phong Glass sẽ thông báo lịch giao hàng cho khách hàng. Nếu bạn không thể sắp xếp thời gian hoặc nhân lực để nhận kính theo lịch, vui lòng thông báo ngay để điều chỉnh lịch giao phù hợp. Nếu cần nhận kính vào ngày khác, vui lòng báo trước 1 ngày để công ty có thể sắp xếp.
- Bước 3: Kiểm tra khi nhận hàng Khi nhận kính, bạn cần kiểm tra kỹ số lượng và chủng loại kính so với đơn đặt hàng. Nếu phát hiện kính vỡ, sứt mẻ hoặc sai kích thước, bạn cần ghi rõ thông tin về tấm kính lỗi trên phiếu nhận hàng và yêu cầu nhân viên giao hàng mang kính về nhà máy. Đồng thời, hãy liên hệ Nam Phong Glass theo số hotline để được hỗ trợ nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dòng kính cường lực uốn cong được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết giúp bạn nắm được những đặc điểm nổi bật của sản phẩm và lựa chọn được thiết kế phù hợp cho công trình của mình. Liên hệ Nam Phong Glass ngay để được tư vấn chi tiết nhé!