1. Trang chủ
  2. »
  3. Tin tức
  4. »
  5. Kính Cường Lực Làm Bằng Chất Liệu Gì? Quy Trình Gia Công Chi Tiết

Kính Cường Lực Làm Bằng Chất Liệu Gì? Quy Trình Gia Công Chi Tiết

Ngày nay, kính cường lực trở thành loại chất liệu phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục thi công. Vậy kính cường lực làm bằng gì? Quy trình sản xuất loại vật liệu này phải trải qua những công đoạn nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề trên thì hãy cùng Nam Phong Glass tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

GIẢI ĐÁP: Kính cường lực làm bằng chất liệu gì?

Kính cường lực là một loại kính đặc biệt giúp đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng dù kính có bị nổ vỡ hay đập vỡ. Kính cường lực được làm bằng chất liệu chính là kính thường. Để tạo ra kính cường lực, thường sử dụng những loại kính kính với độ dày từ 3mm đến 15mm.

kinh cuong luc lam bang gi
Kính cường lực làm bằng gì

Bên cạnh kính, một số nguyên liệu khác cũng được sử dụng trong quá trình sản xuất như:

  • Cát tinh khiết (Silicon dioxide – SiO2)
  • Soda hoặc potash .
  • Vôi hoặc phấn (CaCO3).
  • Hỗn hợp silicat.

Trong quá trình sản xuất, kính cường lực được làm nóng trong lò, sau đó được giữ lạnh đột ngột tạo độ cứng chắc cho kính và giúp bề mặt được ép chặt cao. Khi bị vỡ, kính sẽ tạo ra từng mảnh mỡ vụn nhỏ và ít sát thương cho người dùng. 

Hiện nay có 2 loại kính cường lực được sử dụng phổ biến trên thị trường, đó là kính bán cường lực và kính cường lực hoàn toàn. Mỗi loại sẽ có độ cứng và độ chịu lực khác nhau nhưng đều đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

Chi tiết quy trình gia công sản xuất kính cường lực

Sau khi tìm hiểu “kính cường lực làm từ gì” hãy cũng xem quy trình sản xuất kính như thế nào nhé! Quy trình gia công, sản xuất kính cường lực bao gồm 3 công đoạn chính dưới đây.

Giai đoạn 1: Thực hiện nấu thủy tinh

Công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất kính cường lực chính là nấu thủy tinh. Chất liệu dùng để nấu thủy tinh thường gồm: cát (có chứa Silicon dioxide – SiO2), đá vôi và Natri Cacbonat.

Thực hiện nấu thủy tinh
Thực hiện nấu thủy tinh

Sau khi trộn 3 loại nguyên liệu trên cùng một số phụ gia và đem nung chảy sẽ thu được thành phẩm là aluminosilicate – một loại thủy tinh có chứa nhôm, silic và oxi. Ngoài hỗn hợp trên thì quá trình nung chảy này còn tạo ra ion natri – một hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong công đoạn tiếp theo.

Khi nung chảy các vật liệu làm thủy tinh, người ta sẽ đem hỗn hợp này đổ vào một chiếc máng hình chữ V cho tới khi tràn ra ngoài. Robot tự động sẽ dùng cánh tay để rút các tấm kính ra từ mép của máng. Độ dày của những tấm kính này chỉ khoảng 0.5 mm.

Giai đoạn 2: Trao đổi ion

Đối với người không tìm hiểu sâu về các nguyên tố hóa học, quá trình trao đổi ion khá phức tạp. Nó diễn ra nhờ sự phản ứng của các chất gần nhau trong bảng tuần hoàn.

Quá trình trao đổi ion
Quá trình trao đổi ion

Đầu tiên cần tiến hành thay thế Natri bằng Kali. Muốn thực hiện được điều này, bạn cần phá vỡ các liên kết giữa natri và các tấm kính. Chính vì vậy, bồn chứa Kali cực nóng, nhiệt độ trong bồn có thể lên tới 400 độ C. Ở điều kiện nhiệt độ này, liên kết tồn tại giữa Natri và kính aluminosilicate sẽ đứt gãy toàn bộ.

Tuy nhiên, khối lượng của nguyên tử Kali nặng hơn khối lượng của nguyên tử Natri. Vì thế, liên kết giữa ion và tấm kính ở nhiệt độ cao vẫn tồn tại.

Giai đoạn 3: Chuyển đổi từ kính thường sang kính cường lực

Để có một tấm kính cường lực hoàn chỉnh cần phải có quá trình chuyển đổi từ kính thường. Quy trình đó diễn ra như sau:

  • Bước 1: Tiến hành cắt và gia công những tấm kính thành hình chính xác trước khi đưa vào nưng ở nhiệt độ cao. Nếu sau khi nung mà tiếp tục mài hoặc khắc thì tấm kính có khả năng sẽ bị hỏng. Trong quá trình nung cũng phải kiểm tra tấm kính thường xuyên tránh trường hợp bị vỡ hoặc bị nứt.
  • Bước 2: Đưa tấm kính vào lò và điều chỉnh nhiệt độ tới 600 độ C (nhiệt độ tiêu chuẩn trong công nghiệp là 620 độ). Sau khi tiết thúc quá trình nung, tấm kính sẽ được đưa sang công đoạn làm mát ở công suất lớn. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vài giây  – một luồng áp suất lạnh thổi ra từ đầu vòi sẽ lan ra toàn bộ bề mặt kính.
Chuyển đổi từ kính thường sang kính cường lực
Chuyển đổi từ kính thường sang kính cường lực

Dưới tác động của áp suất lạnh, bề mặt kính sẽ kéo chắc lại. Nhờ đó, phần bên trong được ép căn còn phần bên ngoài sẽ nén lại tạo nên khả năng chịu lực cho kính cường lực.

So với kính thông thường, kính cường lực có khả năng chịu lực gấp 5 lần. Khả năng chịu lực của kính thông thường là 600psi/1 inch vuông. Còn khả năng chịu lực của kính cường lực có độ nén 10.000psi có thể lên tới 24.000psi.

Ngoài phương pháp nung kính cường lực như trên, người ta cũng sử dụng chất hóa học để nung kính cường lực. Với phương pháp này, lực nén sẽ được tạo ra do các chất hóa học trao đổi ion trên bề mặt kính. Tuy nhiên, chi phí đầu tư nung nóng bằng chất hóa học cao hơn so với phương pháp nung bằng lò và làm mát nên ít người sử dụng.

Một số thông tin cần biết về kính cường lực

Kính cường lực có nhiều đặc điểm khác với kính cường lực thông thường về độ bền, tính chịu lực, độ dày và khả năng ứng dụng thực tế. Nắm được những ưu điểm này sẽ giúp gia chủ sử dụng kính cường lực bền lâu.

Một số thông tin cần biết về kính cường lực
Một số thông tin cần biết về kính cường lực
  • Độ bền: Tuổi thọ của kính cường lực có thể kéo dài từ 20 – 30 năm, thậm chí 50 năm nếu bạn sử dụng đúng cách và bảo dưỡng thường xuyên. Loại vật liệu này có thể chịu được sự thay đổi lớn của nhiệt độ mà không bị nứt vỡ.
  • Chịu lực tốt: Kính cường lực có độ dày gấp 3 – 4 lần kính thường và đã trải qua quá trình nung đúc lâu dài. Do đó, loại vật liệu này có khả năng chịu lực rất tốt. Nếu đặt ở vị trí thích hợp, có thể cho phép tải trọng vài trăm kg mà không hề hấn gì.
  • Cách âm, chống ồn tốt: Đây là một trong những ưu điểm giúp kính cường lực được coi trọng. Không gian sử dụng kính cường lực có khả năng chống ồn rất tốt. Chỉ cần khép cửa lại, tiếng ồn ở bên ngoài sẽ không thể làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn. Ngược lại, tiếng ồn từ phía trong cũng không làm phiền người bên ngoài.
  • Khả năng ứng dụng: Kính cường lực có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều không gian như làm vách kính văn phòng, làm cửa công trình, làm vách kính mặt dựng các tòa nhà, lan can cầu thang hoặc cabin tắm kính…
  • Phân tán thành các mảnh nhỏ như hạt lựu khi vỡ: Đây là đặc điểm mà người sử dụng cần đặc biệt lưu ý. Khi bị một áp lực quá lớn tác động hoặc điểm đặt bị kênh, kính cường lực có thể sẽ vỡ vụn thành từng mảng nhỏ. Tuy nhiên, các mảnh nhỏ này gần như không gây sát thương cho người dùng như kính thông thường, trừ khi các mảnh nhỏ rơi vào mắt. Vì vậy, độ an toàn của kính cường lực luôn được đánh giá rất cao.

Kết luận

Sự ra đời của kính cường lực mang tới cho các nhà thầu nhiều lựa chọn hơn trong quá trình thi công – xây dựng. Loại vật liệu này đem tới cho không gian vẻ đẹp vừa sang trọng vừa đẳng cấp. Hy vọng những thông tin được chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp các bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi kính cường lực làm bằng gìvà biết cách sử dụng loại vật liệu này một cách hiệu quả, an toàn hơn.